[Tự học Data Visualization] Học lại định nghĩa biểu đồ cột - Bar Charts

Biểu đồ cột có 4 dạng chính: Biểu đồ cột đứng, cột ngang, cột chồng và cột kép. 

Loại biểu đồ có tính linh hoạt, dễ thay đổi nhất trong các loại biểu đồ. Nó cũng là công cụ thể hiện sự so sánh tốt nhất của dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định. Biểu đồ có thể phù hợp với nhiều tỉ lệ khác nhau vì dễ dàng mở rộng phạm vi. Biểu đồ sẽ có hai trục, một trục thể hiện tiêu chí đang cần so sánh, trục còn lại thể hiện giá trị. Điều giá trị nhất mà biểu đồ này đem lại là sự sắp xếp giữa các cột, chúng ta có thể săp xếp theo thời gian, chữ cái... (thông thường là theo trình tự thời gian), việc này tùy vào mục đích sử dụng của mỗi người. Thực tế nếu muốn nêu bật tiêu chí nào đó, họ sẽ đổi màu cột giá trị đó khác với các cột còn lại. 

Biểu đồ cột đứng - Dạng biểu đồ cơ bản nhất: Loại biểu đồ thể hiện dữ liệu tốt nhất theo thời gian (chronological data). Biểu đồ bắt đầu từ bên trái và kết thúc vào phía bên phải theo thời gian tăng dần. Ví dụ mình muốn thể hiện thời kỳ bán album đỉnh cao của SNSD vào năm 2010. (Dữ liệu Wikipedia)


Biểu đồ cột ngang - Loại biểu đồ sử dụng khi chúng ta muốn so sánh tên các chủ thể quá dài và có độ dài khác nhau, loại biểu đồ này thì khó để đọc hiểu hơn biểu đồ đứng. Vì vậy nên hạn chế các chi tiết dư thừa trên hình, thay vào đó thể hiện tên chủ thể đang so sánh sẽ hợp lý hơn. (Chưa test được như người ta)


Ta nói về nguyên tắc và mẹo cơ bản để thể hiện dữ liệu chuyên nghiệp hơn nhé:

  •  Bắt đầu đường cơ sở với tọa độ bằng 0
  •  Khoảng cách giữa các cột bằng 1/2 cột chính. 
  • Màu sắc giữa các cột giống nhau vì đang thể hiện cùng một biến thể.
  • Không sắp xếp các cột một cách ngẫu nhiên. Như đã đề cập, dữ liệu sẽ được sắp xếp theo một quy tắc nhất định: bảng chữ cái ABC, dòng thời gian hoặc theo giá trị từ nhỏ đến lớn, từ lớn xuống nhỏ (Pareto).. tùy mục đích thể hiện trên biểu đồ. 
  • Labels: không dùng mô tả quá dài có thể sử dụng viết tắt hoặc từ đồng nghĩa ngắn hơn. Nếu không được nữa nên cân nhắc dùng biểu đồ cột ngang. Không nên dùng mô tả bên trên cột. Có thể dùng thêm mô tả số liệu nếu cột đó đang chạm đáy đường cơ sở. 
  • Thể hiện giá trị âm trên biểu đồ: Chia nửa âm với background màu xám.
  • Đối với biểu đồ nằm ngang, label nằm bên trái và dữ liệu nằm bên phải, khi xem ta sẽ xem được đủ thông tin theo từng dòng. Đặc biệt đối với các biểu đồ nhiều cột, khoảng 5 cột ta nên vạch 1 đường kẻ đậm phân rõ. 
  • Có thể xây dựng biểu đồ nằm ngang âm với các quy tắc trên, riêng lable và dữ liệu trái ngược một chút. 

Biểu đồ cột kép (group bar): Loại biểu đồ có độ hữu dụng cao nhất để so sánh giữa các yếu tố nhóm phụ trong một chủ thể. Nguyên tắc 1/2 tương tự như cột đơn. Riêng màu sắc và chú thích theo nhóm phụ phải ghi rõ để người đọc biết được. 

Biểu đồ cột chồng: Cũng dùng để so sánh nhưng mục đích lớn là để các chủ thể chính tự so sánh, thể hiện thêm yếu tố phụ để dễ thấy hơn. Thường biểu đồ này không được sử dụng rộng rãi lắm. 

Biểu đồ cột chồng (100%): Tương tự như cột chồng, nhưng ở biểu đồ này ta phải tính % của từng yếu tố nhỏ rồi so sánh trong tổng mỗi chủ thể chính. Như vậy so sánh giữa các yếu đố nhỏ trong chủ thể chính được thể hiện rõ ràng hơn. (Khúc này khó hiểu ghê, nào mình có từ ngữ diễn đạt dễ hiểu hơn sẽ gõ lại nhé :() 

Như vậy là đã hết bài về biểu đồ cột rồi nè. Thêm hình ảnh dữ liệu sẽ hay ho hơn. Đợi mình nhé! 

Nguồn bài: diagrammm.com 



Nhận xét